Nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới (R&D)

Nghiên cứu và phát triển (R&D) là một khái niệm chung đã xuất hiện kể từ sau cách mạng 1.0, khi con người phát hiện ra lửa. Nghiên cứu và phát triển thật ra là rất gần gũi, việc phát hiện ra lửa cũng chính là một sản phẩm của nghiên cứu và phát triển, trong trường hợp này nó có thể là một phát hiện mang tính may mắn và ngẫu nhiên. Tuy nhiên, để thấy được vai trò của lửa trong đời sống mà tạo ra và ứng dụng nó, thì cần phải công nhận là loài người thời đó đã có quá trình nghiên cứu và phát triển. Tương tự như vậy, các sản phẩm mới dù vô hình hay hữu hình, dù là chủ đích hay do may mắn, tất cả điều được tạo ra bằng tư duy của con người, dù ít hay nhiều cũng trải qua quá trình nghiên cứu và phát triển.

Khái niệm nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới được cấu tạo bởi hai cụm từ, “nghiên cứu” là hoạt động tìm tòi, mày mò những phát kiến mới mang tính chất khoa học, được thực hiện bởi kỹ sư hoặc các nhà khoa học, “phát triển” là hoạt động tiến lên, nhằm ứng dụng những nền tảng đưa doanh nghiệp, tổ chức đi lên, phát huy hiệu quả trong một hay nhiều mảng nhất định. Nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới trong các doanh nghiệp thường là các hoạt động nghiên cứu ứng dụng, nhằm đưa thành quả, ý tưởng mới vào trong các sản phẩm mới, nhằm tạo nên thương hiệu, lợi thế cạnh tranh cho công ty. Đối với nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới của một công ty sản xuất, có thể chia hoạt động này theo các phương thức sau:

Theo chức năng, gồm có: nghiên cứu và phát triển quy trình, nghiên cứu và phát triển sản phẩm, nghiên cứu và phát triển bao bì, nghiên cứu và phát triển hệ thống máy móc.

Theo loại hình sản phẩm, gồm có: nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới hoàn toàn (New-to-the-world product), nghiên cứu và phát triển sản phẩm giống đối thủ (me too product), nghiên cứu và phát triển các sản phẩm từ trên nền tảng những sản phẩm cũ (line expansion product)

Cho dù là khía cạnh nào đi chăng nữa, đầu tư và R&D được cho là khoảng đầu tư tốn kém, vì cơ bản hoạt động R&D đi ngược hoàn toàn với tất cả các hoạt động khác của một doanh nghiệp, bởi vì R&D không mang đến lợi nhuận ngay tức thì mà chỉ là mang đến những cơ hội tương lai mà cũng chưa chắc chắn là sản phẩm tạo ra có phải là cơ hội hay lại mang đến gánh nặng, mặc khác lại chứa đựng nhiều rủi ro.

Mặc dù vậy, công ty mở rộng đến một mức nào đó đều phải có hoạt động R&D, vì đây là chìa khóa dẫn đến thành công cho doanh nghiệp. Muốn chiếm lĩnh được thị trường cần phải thay đổi nhanh, đi đầu trong sản phẩm, đó chính là tầm quan trọng của hoạt động R&D. Nhưng để, thực sự hiệu quả, doanh nghiệp nhất thiết cần một chiến lược đúng đắn, và một đội ngũ R&D cực giỏi, giúp gia tăng xác suất thành công, mà giảm đi các phần rủi ro.

Do đó, trên thực tế, các công ty, tập đoàn lớn hiện nay thường bỏ ra một khoản đầu tư khổng lồ cho đội ngũ R&D. Bởi vì các bậc lãnh đạo đều rõ rằng một là đầu tư khủng, sẽ cho hiệu quả tốt, hai là không nên đụng vào, vì khác với những hoạt động khác có thể đầu tư từ từ, từng bước; R&D mà thiếu nguồn lực liền trở nên vô dụng, và chỉ tốn hoài, tốn mãi các chi phí mà sẽ chẳng thể làm nên sự thay đổi gì. Trong trường hợp những công ty nhỏ, vốn ít thì nên dựa vào các phát kiến của công ty lớn, mua lại bản quyền mà khai thác, đến lúc đủ tiềm lực hay phát triển đội ngũ R&D, sẽ là phương án tốt hơn.

Còn đối với các công ty, tập đoàn lớn, nghiên cứ và phát triển sản phẩm mới R&D luôn là yếu tố quan trọng, là đầu não của một tổ chức bên cạnh ban lãnh đạo. Nó đi song song với các đường hướng, chiến lược từ ban lãnh đạo, là một công cụ mang tầm tư duy của ban lãnh đạo để nhắm đánh vào các thị trường trong yếu. Việc thành công hay thất bại của R&D cũng ngược lại ảnh hưởng rất lớn đến tất cả các chiến lược của công ty. Vì khi đã là công ty lớn, mọi thứ đã được chuẩn hóa theo qui trình chung, sản phẩm và thương hiệu đã được định vị, mọi thứ sẽ đi vào guồng quay ổn định, nếu cứ mãi mãi và tiếp tục như thế hoặc R&D thất bại liên tục thì dần dần sẽ mất thị phần do xã hội ngày càng phát triển, mà bản thân công ty đứng yên tức là đã thụt lùi trong hệ quy chiếu quán tính trên. Vậy nên, công ty lớn, tập đoàn lớn thường dựa vào những đòn cước mới từ R&D, và được khuếch đại lên nhờ marketing để kết liễu đối thủ cạnh tranh, độc chiếm thị trường. Vậy nên trong cuộc chơi giữa các doanh nghiệp lớn, chỉ có đường hướng, một là từ từ lụi tàn, giảm quy mô, hoặc hai là loại bỏ được hầu hết các đối thủ cạnh tranh để vươn lên vị trí hàng đầu, mà công cụ ở đây là R&D.

Luận bàn đến nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng, và các yếu tố ngoại quan từ phát triển kinh tế xã hội ảnh hưởng đến vai trò của nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới bao gồm:

– Nhu cầu và thị hiếu của khách hàng luôn thay đổi theo thời gian, theo xu hướng (trend), thực tế người tiêu dùng hiện nay thường thích “bắt trend” theo cái nhìn ngắn hạn, vậy nên chu kỳ sống của một sản phẩm mang tính chất “ăn liền” như thế cũng bị rút ngắn lại so với các sản phẩm truyền thống. Vậy nên để thỏa mãn được nhu cầu của người tiêu dùng, doanh nghiệp cũng phải nghiên cứu và phát triển ra các sản phẩm mới để chạy theo kịp nhu cầu của khách.

– Quy trình, công nghệ ngày càng tốt hơn do sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật, nên các lớp sản phẩm sau này ngày càng tốt và chất lượng hơn.

– Ngày càng xuất hiện nhiều công ty cạnh tranh trong cùng lĩnh vực cho nên chỉ có cách trở thành người dẫn đầu mới không thể bị bỏ lại phía sau.

 

Add a Comment

Your email address will not be published.