Vai trò của Marketing trong kinh doanh

Trong nền kinh tế thị trường, mọi hoạt động kinh doanh đều dựa trên quan hệ cung – cầu, điểm đặc trưng là không có cái giá nào là quá đắt, cũng không có quá rẻ, mà cái chính là sản phẩm phải vừa lòng được khách hàng. Đây là nền tảng để marketing lên ngôi và phát huy đến hiện nay. Luận bàn đến nhu cầu, khách hàng ngày nay sử dụng một sản phẩm không còn là chuyện đơn giản chỉ để đáp ứng được các nhu cầu cơ bản, mà họ còn mong muốn nhiều hơn các khía cạnh khác từ các sản phẩm đó. Lúc này, marketing đóng vai trò như một phần giá trị tăng thêm cho sản phẩm, giúp cùng là một sản phẩm, nhưng doanh nghiệp này bán được hơn doanh nghiệp kia. Có thể xem, marketing của từng doanh nghiệp tạo nên một giá trị vô hình tăng thêm cho sản phẩm, dịch vụ của họ.

Từ những khái niệm và định nghĩ về marketing, có thể thấy marketing là hoạt động xuyên suốt đóng một vai trò quan trọng trong việc kinh doanh của công ty, tổ chức. Nó đóng một vai trò quyết định đến thị phần (market share) của doanh nghiệp trên thị trường. Marketing tại một doanh nghiệp bắt đầu từ những gì nguyên sơ nhất là ý tưởng, rồi dẫn dắt đến nghiên cứu thị trưởng, tiến hành nghiên cứu và phát triển, đến việc thực hiện sản xuất, phân phối. Và thậm chí, khi kết thúc hoạt động bán hàng, hoạt động marketing vẫn tiếp tục qua chuỗi hậu mãi, bảo hành và chăm sóc khách hàng, vì marketing chính là quá trình nghiên cứu, điều chỉnh để nhằm thỏa mãn khách hàng nhất để rồi thu hút khách xuống tiền cho sản phẩm của doanh nghiệp mình lần đầu, rồi lần thứ hai, thứ ba đến lâu dài.

Để hiểu rõ về vai trò của marketing, cần phải đi sâu vào phân tích được những gì mà marketing mang lại. Vận dụng hiệu quả các chiến lược và công cụ marketing, cho phép doanh nghiệp luôn nắm được những nội dung sau:

– Tập khách hàng tiềm năng, và những khía cạnh xoay quanh hành vi và tâm lý của khách hàng như: tâm lý mua hàng, vị trí mua hàng, số lượng mua hàng, cách thức mua hàng, sở thích mua hàng.

– Xu hướng hàng hóa, loại hàng, đặc tính hàng hóa, tâm lý của người tiêu dùng áp đặt lên sản phẩm, công dụng, công năng hàng hóa.

– Đặc điểm của hàng hóa, ưu điểm và hạn chế của sản phẩm hiện có của doanh nghiệp, cách gia tăng được ưu điểm, cách khắc phục được nhược điểm.

– Giá sản phẩm, mức giá nào, loại hình giá nào, cập nhật giá ứng với tùy tình hình thị trường và khách hàng.

– Cách thức bán hàng, địa điểm bán hàng, người bán hàng, kênh bán hàng

– Đánh giá của khách hàng, mức độ quan tâm của khách hàng, góp ý của khách hàng

– Các hình thức truyền thông, quảng cáo, phương pháp khuyến mãi, thời gian khuyến mãi, sản phẩm khuyến mãi, lợi ích từ khuyến mãi.

Những nội dung này là rất quan trọng và thu thập, cũng như phản ứng hiệu quả được chúng chỉ có thể nhờ vào những chiến lược hiệu quả của marketing.

Marketing còn cung cấp cho doanh nghiệp một sự thích nghi. Điều này là cần thiết, vì xã hội loài người đã trải qua mất cả 2 thiên niên kỷ để có cuộc cách mạng 2.0, nhưng chỉ mất vọn vẹn 2 thế kỷ để hoàn thành 2 cuộc cách mạng 2.0 và 3.0 và tiến đến cách mạng 4.0 như hiện nay. Việc này thể hiện rằng xã hội hiện nay thay đổi nhanh đến mức nào. Vậy nên, doanh nghiệp cập nhật, vận dụng, phát huy tốt marketing trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình thì sẽ ngày càng phát triển, mở rộng được quy mô. Và ngược lại, nếu không chịu cập nhật đổi mới thì sẽ bị tụt hậu và đào thải.

Là một trong bốn chức năng tối thiểu của một doanh nghiệp (bao gồm sản xuất, tài chính, quản trị nhân sự và marketing) thì chắc chắn rằng chức marketing luôn có lý do để luôn được xem là thiết yếu cho một doanh nghiệp kinh doanh phát triển.

One thought on “Vai trò của Marketing trong kinh doanh”

  1. Hay quá

Add a Comment

Your email address will not be published.